Di dân là khái niệm được các nhà
nghiên cứu định nghĩa không thống nhất. Có nhà nghiên cứu coi đó là sự “thay
đổi nơi cư trú cố định” (Lee); có nhà nghiên cứu lại coi “sự thoát ly/rời tách khỏi cộng
đồng sống” là nội dung chính trong nội hàm khái niệm di cư (Mangalam và Morgan). Có nhà nghiên cứu cho rằng “giá trị hệ thống dựa trên đó
con người/cộng đồng người lựa chọn nơi cư trú” là tiêu chí chủ yếu nhận dạng
quá trình di dân (Paul Shaw).
Tổng hợp lại, di cư có thể hiểu là
sự chuyển dịch của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn
vị lãnh thổ khác
trong thời gian nhất định kèm theo
sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Nói
cách khác, di
dân là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc quá trình con người
rời bỏ hoặc hội nhập, hoặc thiết
lập nơi cư trú mới
vào một đơn vị hành chính - địa lý trong một thời gian nhất
định. Di dân có thể liên quan đến sự di chuyển của một hay cá nhân, một gia
đình, thậm chí cả một cộng đồng.
TRI THỨC
Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014
KHÁI NIỆM “BA CUỘC CÁCH MẠNG”
Cách diễn đạt dưới dạng công thức về ba nội
dung cơ bản được xem là ba bộ phận cấu thành của đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị Trung ương
Đảng LĐVN lần thứ 10 (khoá III) vào cuối năm 1964, trên cơ sở xem xét và bổ
sung đường lối của Đại hội Đảng lần thứ III (1960). Ba cuộc cách mạng là: 1-
Cách mạng quan hệ sản xuất; 2- Cách mạng kỹ thuật; 3-Cách mạng tư tưởng và văn
hoá.
KHÁI NIỆM “ẤP CHIẾN LƯỢC”
Ấp là một từ thông dụng ở miền Nam để chỉ
những thôn xóm hẻo lánh ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
“Ấp chiến lược” là cách gọi của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn trước đây để chỉ những trại tập trung, những khu dồn dân được
dựng lên ở khắp miền Nam khi bắt đầu chiến
lược “chiến tranh đặc biệt” và tiếp tục được thực trong suốt quá trình cuộc
chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
KHÁI NIỆM “BẠO LỰC CÁCH MẠNG”
Theo nghĩa thông thường: Dùng sức mạnh để
cưỡng bức, đàn áp, buộc đối phương phải
khuất phục nếu không thì quật ngã, tiêu diệt.
Bạo
lực trong đấu tranh giai cấp được hiểu là bạo lực chính trị : bạo lực của giai
cấp thống trị dùng để trấn áp, bảo vệ quyền lực nhà nước và bạo lực của giai
cấp bị thống trị dùng để đánh đổ giai cấp thống trị, giành lấy quyền lực nhà
nước về tay mình. Do tính chất giai cấp của bạo lực như trên, người ta phân chia
bạo lực chính trị thành hai loại: bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)