Theo nghĩa thông thường: Dùng sức mạnh để
cưỡng bức, đàn áp, buộc đối phương phải
khuất phục nếu không thì quật ngã, tiêu diệt.
Bạo
lực trong đấu tranh giai cấp được hiểu là bạo lực chính trị : bạo lực của giai
cấp thống trị dùng để trấn áp, bảo vệ quyền lực nhà nước và bạo lực của giai
cấp bị thống trị dùng để đánh đổ giai cấp thống trị, giành lấy quyền lực nhà
nước về tay mình. Do tính chất giai cấp của bạo lực như trên, người ta phân chia
bạo lực chính trị thành hai loại: bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng.
Bạo lực cách mạng là một phạm trù dùng
để chỉ một phương pháp giành chính quyền của quần chúng. Việc dùng bạo lực cách
mạng là cần thiết và tất yếu trong mọi cuộc cách mạng của quần chúng, nhằm lật
đổ một chế độ chính trị lỗi thời và phản động, thiết lập nên một chế độ chính
trị tiên tiến và cách mạng. C.Mác và F.Anghen từng nêu một luận điểm nổi tiếng:
“Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”. Đối với
cuộc cách mạng vô sản, V.I.Lênin cũng khẳng định rằng “không có cách mạng bạo
lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”.
Phương pháp bạo lực cách mạng phân biệt với phương
pháp được gọi là hoà bình cách mạng, tức là từ chối việc dùng bạo lực mà dùng
cách thương lượng hoà bình đòi giai cấp thống trị phải nhượng lại quyền lực,
hoặc là bằng con đường tranh cử nghị viện giành đa số phiếu để đứng ra lập
chính quyền mới.
Thực hiện bạo lực cách mạng phải dựa vào hai
lực lượng và hai hình thức đấu tranh cơ bản: chính trị và vũ trang (quân
sự) và kết hợp chặt chẽ giữa hai
lực lượng và hai hình thức đấu tranh đó
một cách linh hoạt, thích hợp với so sánh lực lượng và nhằm phục vụ yêu cầu của
từng thời kỳ đấu tranh cách mạng. Có quan niệm bạo lực cách mạng tổng hợp như
vậy, mới thấy hết sức mạnh của cách mạng, mới dám phát động quần chúng đứng lên
khởi nghĩa, cũng như sau khi quần chúng đã nổi dậy rồi, mới dám tiếp tục tiến
công để đưa cách mạng tiến lên, hoặc khi
đã phát động đấu tranh vũ trang rồi sẽ không
bị sa vào chiến lược phòng ngự mà vẫn kiên quyết giữ vững chiến lược tiến công.
Trên vấn đề phương pháp cách mạng, bằng
phương pháp nào để giành chính quyền? - bạo lực cách mạng hay hoà bình cách
mạng-, từng diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người mácxít
với những người phi mácxít cùng những người theo chủ nghĩa cải lương, cơ hội và
xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Ở Việt Nam, cuộc đấu tranh đó cũng từng diễn
ra gay gắt vào những thời điểm mà cách mạng phải quyết định, không được do dự
chần chừ, về con đường tiến lên giành chính quyền. Đó là thời điểm trước cuộc
Cách mạng tháng Tám, 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, lập chính phủ Trần Trọng
Kim. Đó còn là thời điểm của của những
năm 1956 - 1959 ở miền Nam, khi Mỹ và chính Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương
tổ chức tổng tuyển cử cả nước.
Ở Việt Nam, nét nổi bật của phương pháp sử
dụng bạo lực cách mạng tổng hợp của cách mạng miền Nam đã được tổng kết là: lực
lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân; bắt đầu từ
khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh
cách mạng; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị với đấu
tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với đấu tranh cách mạng, kết
hợp nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng
chiến lược : nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị; đánh địch bằng
ba mũi giáp công : chính trị, quân sự và binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; kết hợp chiến tranh nhân dân địa
phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và
đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm
vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo ra thời cơ mở
những đòn tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực
hiện tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi cuối cùng.
Khi sử dụng phạm trù bạo lực cách mạng cần
phân biệt những cặp khái niệm sau: Bạo lực không đồng nghĩa với vũ lực, vũ lực chỉ là một trong hai hình thức
của bạo lực. Bạo lực chính trị không đồng nghĩa với đấu tranh chính trị, đấu
tranh chính trị là một trong hai hình thức của bạo lực chính trị. Không phải
bất cứ hình thức đấu tranh chính trị nào cũng đều là bạo lực cách mạng, mà chỉ được
coi là bạo lực cách mạng, những hành động của quần chúng ngoài khuôn khổ pháp
luật nhà nước của giai cấp thống trị, nhằm mục đích trực tiếp đánh đổ chính
quyền của chúng, giành chính quyền về tay nhân dân khi vấn đề chính quyền đang
được đặt ra một cách trực tiếp.
Rất bổ ích
Trả lờiXóahay
Trả lờiXóa